T4, 08 / 2020 4:58 chiều | phuongchi

Cuộc sống công việc bận rộn, dân số phát triển, nhu cầu của các bậc phụ huynh đưa con em đi học ở các trường mầm non/mẫu giáo ngày càng đông. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhiều lợi nhuận này nên có nhiều đơn vị tiến hành thủ tục thành lập trường mầm non tư thục, trường mẫu giáo, nhà trẻ,…v..v. Đối với trường nhà trẻ, trường mầm non thì để đi vào hoạt động chủ cơ sở cần tiến hành làm “Hồ sơ cấp phép thành lập trường mầm non và Hồ sơ cấp phép hoạt động”. Công ty chúng xin phép được gửi đến bạn các thông tin về thủ tục xin cấp giấy phép mở trường mầm non tư thục như sau.

  1. Điều kiện

Để được phép thành lập trường mầm non tư thục thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Bao gồm:

– Đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đề án thành lập trường mầm non xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

  1. Hồ sơ thủ tục mở trường mầm non bao gồm:

– Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản trường mầm non tư thục

– Tờ trình nêu rõ sự cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

– Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non trong từng giai đoạn.

Thủ tục mở trường mầm non tư thục
  1. Trình tự, thủ tục mở trường mầm non, nhà trẻ được quy định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; tổ chức, cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục lập hồ sơ theo quy định tại điểm khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

  1. Điều kiện hoạt động giáo dục

– Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục

– Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

– Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

  1. 5. Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ gồm:

– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

– Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;

– Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;

– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định

– Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;

– Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.

– Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.

  1. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

– Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.

– Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu nhà trường, nhà trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bên cạnh đó tùy theo quy mô của nhà trường, nhà trẻ để xin thêm các loại giấy phép về PCCC, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Vậy nên để có thể xin được cấp giấy phép kinh doanh mầm non bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, có sự am hiểu về điều kiện thành lập trường mầm non/mẫu giáo cũng như nội dung hoạt động của trường mầm non để có được sự hoàn thiện nhất. Nếu bạn cần tiến hành thủ tục thành lập trường mầm non, thành lập trường mẫu giáo, nhà trẻ, ẻ…v..v.. hãy vui lòng liên hệ công ty Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục