Khi thành lập doanh nghiệp, sẽ có thắc mắc của nhiều cá nhân, tổ chức không biết khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn? Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng khi thành lập công ty hay không? Có bị cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ hay không? Đóng bao nhiêu thuế môn bài?…
- Khái niệm
– “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”
- Chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
– Vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp.
– Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định. Thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh. Việc chứng minh để biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.
– Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

- Có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ công ty hay không?
– Không có cơ quan nào kiểm tra. Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ…
- Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty
Pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Vì vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty hoặc hội đồng cổ đông nên xác định vốn điều lệ dựa trên các yếu tố sau:
– Khả năng kinh tế của các thành viên/cổ đông;
– Mục đích, phạm vi và quy mô hoạt động của công ty;
– Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
– Các dự án ký kết với đối tác…
- Hướng dẫn kê khai vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Các hình thức góp vốn: Góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản
– Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại);
– Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật
Lưu ý:
– Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp. Trừ chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn).
- Thuế môn bài
– Số vốn góp quyết định mức thuế môn bài công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty.
+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Mức thuế môn bài 3 triệu đồng/năm
+ Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Mức thuế môn bài 2 triệu đồng/năm
+ Nếu doanh nghiệp thành lập từ tháng 7 trở đi thì đóng 1/2 thuế môn bài của năm
Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và bạn đang thắc mắc về vấn đề vốn điều lệ hãy liên hệ với công ty chúng tôi, các chuyên viên sẽ tư vấn cho bạn mức vốn pháp định phù hợp với doanh nghiệp.