T4, 06 / 2020 4:57 chiều | phuongchi

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu chỉ sản phẩm có nguồn gốc cụ thể từ địa phương, khu vực, quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Chỉ dẫn địa lý sẽ giúp xác định chính xác ranh giới của khu vực địa lý bằng từ ngữ và bản đồ.

Dưới đây là bài viết hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý xin gửi tới quý khách hàng:

  1. Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
  1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

– Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

+ Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

+ Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

+ Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

  1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

+ Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

+ Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.

– Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;

+ Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+ Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng;

+ Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;

+ Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định;

+ Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

  1. Quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý

Sau khi chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ, Cục sẽ tiến hành xử lý đơn theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức

+ Đánh giá xem đơn có đáp ứng các yêu cầu về hình thức không để đưa ra kết luận hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thực hiện thẩm định là 1 tháng tính từ ngày nộp đơn.

– Công bố đơn hợp lệ:

+ Khi đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục sẽ công bố đơn trên công báo SHCN trong vòng 02 tháng tính từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thẩm định nội dung:

+Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ được chuyển tiếp đến giai đoạn thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng trong đơn theo các điều kiện quy định. Thời hạn thẩm định là 6 tháng tính từ ngày đơn được công bố và nếu đơn đáp ứng các điều kiện, Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

– Cấp văn bằng bảo hộ

Mọi thắc mặc vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ của các chuyên viên.

Bài viết cùng chuyên mục