Nhãn hiệu là những dấu hiệu thuộc sở hữu của một cá nhân/tổ chức được pháp luật bảo hộ. Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các đơn vị sản xuất/kinh doanh khác nhau. Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, nhằm đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của chính doanh nghiệp.

- Phân loại nhãn hiệu:
– Nhãn hiệu hàng hóa là nhóm các nhãn hiệu được dùng để phân biệt các loại hàng hóa cùng loại có chung đặc điểm, tính chất của các chủ thể kinh doanh với nhau. Nhãn hiệu hàng hóa được dán lên trên bao bì hoặc trên mỗi sản phẩm để phân biết với các loại sản phẩm hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp khác
– Nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu dùng để chứng nhận một loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với một tiêu chuẩn xác định mà không thuộc sở hữu của bất kể thành viên nào. Bất kể cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này khi nó được cấp văn bằng với điều khiện họ phải chứng minh được sản phẩm hay dịch vụ của họ có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn mà đã xác định ngay từ ban đầu khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
– Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu do một tổ chức hay một tập thể các cá nhân đăng ký hoặc là một hợp tác xã đăng ký thì bản thân các tổ chức sử hữu nhãn hiệu tập thể này họ không sử dụng mà các thành viên trong tổ chức đó sử dụng để tiếp thị cho các sản phẩm của họ.
– Nhãn hiệu dịch vụ là loại nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt giữa các loại dịch vụ với nhau. Sử dụng cho các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ để họ gọi tên dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và phân biệt rõ ràng với các tổ chức cung cấp dịch vụ tương tự khác.
– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan hành chính, tư pháp) của một quốc gia nhất định công nhận. Nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ mà chủ sở hữu không cần phải đăng ký. Với mục đích ngăn không cho các công ty khác lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng gây ra thiệt hại và uy tín của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng.
- Thủ tục, quy trình đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Thực hiện việc phân nhóm nhãn hiệu hàng hóa dự kiến đăng ký.
Bước 2: Thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa.
Hiện tại có 02 hình thức tra cứu nhãn hiệu hàng hóa:
– Tra cứu thông qua các Đại diện sở hữu công nghiệp hoặc các Công ty dịch vụ tư vấn: Doanh nghiệp gửi mẫu nhãn hiệu cần đăng ký đến các tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp để được tra cứu hoặc hướng dẫn tra cứu.
– Doanh nghiệp tự tra cứu thông qua các cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Bước 3: Soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ pháp lý doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và đóng phí theo số lượng nhóm ngành thực hiện việc đăng ký.
- Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
– Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
– Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Nếu Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng kí nhãn hiệu của chúng tôi, xin hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng./