T7, 03 / 2020 5:40 chiều | hanhhp

Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Vì nhãn hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Nên việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường. Tư vấn Blue là đơn vị chuyên cấp dịch vụ tư vấn thủ tục doanh nghiệp, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ thông tin về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký sở hữu nhãn hiệu gồm:

  • Tờ khai đăng ký;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
  • Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí Tuệ

Bước 1: Thẩm định hình thức

Bước 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 3: Thẩm định nội dung

Bước 4: Yêu cầu nộp phí

Bước 5: Đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bước 6: Công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Tư vấn Blue

Với vai trò là một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ uy tín, Công ty Tư vấn Blue đã có kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ pháp lý bảo hộ thương hiệu được nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp tin tưởng:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu/nhãn hiệu nói riêng;
  • Tư vấn các thủ tục và hồ sơ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu theo ủy quyền của khách hàng;
  • Tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công;
  • Tư vấn điều chỉnh nhãn hiệu để đem lại khả năng thành công cao nhất;
  • Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ, giải trình, tra cứu và giao nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề vi phạm nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp liên quan.

Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ. Chính vì lẽ đó mà không ai dám khẳng định nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu:

Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.

Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.

Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:

  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ;

Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Tư vấn Blue sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.

Bài viết cùng chuyên mục