Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đăng ký bản quyền tác giả là một trong những bước quan trọng trong việc bảo hộ tác phẩm, đây là việc làm tuy nhỏ nhưng nó mang lại giá trị khá to lớn cho mỗi doanh nghiệp, cá nhân vừa và nhỏ. Các sản phẩm ý tưởng của bạn khi có bản quyền sẽ luôn được bảo hộ về quyền sở hữu và không bị xâm phạm. Dưới đây là một số thông tin mà công ty chúng tôi gửi tới các bạn:
- Những hình thức được bảo hộ bản quyền tác giả
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác.
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
– Tác phẩm nhiếp ảnh.
– Tác phẩm kiến trúc.
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
– Tác phẩm báo chí.
– Tác phẩm âm nhạc.
– Tác phẩm sân khấu.
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ : 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ.

- Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
– 03 bản tác phẩm hoàn thiện;
– 02 bản CMND/hộ chiếu của Chủ sở hữu tác phẩm nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc 02 bản Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập nếu chủ sở hữu là tổ chức, pháp nhân;
– 02 Bản CMND/hộ chiếu của các tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm;
– 02 đĩa chứa phần mềm nếu tác phẩm là phần mềm máy tính;
– Cam kết của các tác giả đối với tác phẩm mình sáng tạo ra;
– Quyết định giao việc của Chủ sở hữu cho các tác giả thực hiện việc sáng tác ra tác phẩm;
– Giấy đề nghị đăng ký bản quyền tác giả;
– Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền
– Một số giấy tờ pháp lý có liên quan khác tùy vào loại hình tác phẩm muốn đăng ký.
– Thẩm quyền giải quyết hồ sơ : Cục Bản quyền tác giả.
- Tài liệu cần để đăng ký bản quyền tác giả
Theo Bộ Luật sở hữu trí tuệ 2014 ghi tại khoản 2 điều 50, Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
- 4. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ỦY QUYỀN cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng.
- 5. Xử lý các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
– Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
– Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
– Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc về vấn đề này và hỗ trợ tư vấn miễn phí